Background

PHÂN BIỆT VẢI COTTON VÀ PE TRONG VIỆC MAY ĐỒNG PHỤC LIỆU CÓ QUÁ KHÓ?

PHÂN BIỆT VẢI COTTON VÀ PE TRONG VIỆC MAY ĐỒNG PHỤC LIỆU CÓ QUÁ KHÓ?

Việc may đồng phục cho nhân viên đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên, ngày nay nó mang một giá trị văn hóa doanh nghiệp rất lớn. Ngoài việc thiết kế đẹp bắt mắt thì khâu chọn chất liệu vải cho đồng phục cũng cho thấy một cái nhìn khác về chất lượng và uy tín của chính doanh nghiệp đó. Hiện nay tại thị trường Việt Nam, vải xét theo tỉ lệ phần trăm cotton và PE được chi làm 4 loại chính là: Vải thun 100% cotton,Vải thun 65/35 (Vải Tixi),Vải thun 35/65 (Vải CVC),Vải thun PE. Chúng có những ưu và nhược điểm riêng:

 

 

– Vải 100% cotton: Thành phần chất liệu hoàn toàn 10% từ sợi bông tự nhiên

+ Ưu điểm: Là loại vải mềm mịn, thấm hút mồ hôi, hút ẩm giảm nhiệt rất tốt nên mang lại sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc..Những nhân viên thường hoạt động mạnh hay làm việc ngoài trời thường xuyên thì nên sử dụng loại vải này để may đồng phục.

+ Nhược điểm: Mức giá của loại vải này cao nhất so với các loại vải khác ( phần trăm cotton càng cao thì giá thành càng cao), và cũng là loại vải dễ bị nhăn, form vải không được cứng cáp, thường co rút nhiều trong lần giặt đầu, độ bền kém hơn các loại vải có pha sợi nhân tạo (PE) như vải cotton 65/35 hoặc cotton 35/65.

– Vải 65/35 (Vải Tixi): Thành phần chất liệu có 65% là sợi cotton và 35% là sợi PE.

+ Ưu điểm: Do có thành phần sợi cotton khá cao nên độ hút ẩm khá tốt hơn, form vải cứng cáp hơn, có độ bền cao hơn, ít bị nhăn và đương nhiên giá thành thấp hơn so với vải thun 100% cotton. Đây cũng thường là loại vải được khách hàng ưa thích nhiều nhất khi đặt may đồng phục.

+ Nhược điểm: Độ giảm nhiệt cũng như khả năng thông thoáng kém hơn vải 100% cotton nhưng không đáng kể.

– Vải 35/65 (Vải CVC): Thành phần có 35% là sợi cotton, 65% là sợi PE.

+ Ưu điểm: Có độ bền khá cao, hầu như không hề nhăn, không co rút khi phải giặt nhiều lần và giá thành cũng khá thấp.

+ Nhược điểm: Do tỉ lệ cotton thấp nên độ thấm hút mồ hôi và hút ẩm kém hơn so với 2 kiểu phía trên, vải mặc khá nóng nên không thích hợp cho người mặc phải lao động mạnh hay làm việc ngoài trời.

– Vải PE:

Thành phần 100% sợi PE.

+ Ưu điểm: Vải có form cứng cáp, không nhăn, độ bền rất cao, giá thành thấp nhất trong 4 loại vải trên. Vì là loại vải có giá thành mềm nhất và có độ bền cao nên được khá nhiều khách hàng chọn lựa.

+ Nhược điểm: Hoàn toàn từ PE nên không thấm hút mồ hôi, và hút ẩm kém nhất so với 3 loại vải trên, cảm giác nóng ẩm, không hề thoải mái cho người mặc.

Sau đây là một trong số các cách phân biệt vải cotton và vải PE đơn giản nhưng hiệu quả chính xác cao :

1.Có thể quan sát bằng mắt thường:

Đây là cách thông thường nhất đối với dân hoạt động trong nghề, đối với những người có kinh nghiệm về may mặc hay làm lâu năm thì chỉ cần nhìn vào vải là có thể phân biệt được giữa vải cotton và vải PE ,họ có thể nhận ra chính xác đó là loại vải gì, mức giá và cả chất lượng ra sao. Tuy nhiên, đối với người không trong nghề thì điều đó có vẻ khó khăn, nhưng vẫn có một vài quy tắc phân biệt được vải cotton hay PE khi nhìn trực tiếp 

– Vải cotton: Màu vải trầm không sáng, không có độ bóng, khá thô và có xù lông nhẹ nếu nhìn kĩ mới thấy được.

– Vải PE: Hoàn toàn ngược lại, mặt vải có độ bóng, chất vải khá láng mịn, vải có độ sáng, các sợi vải xếp song song với nhau, thớ vải không có xù lông.

2.Phương pháp kiểm tra bằng tay

Đây cũng là phương pháp rất phổ biến, đối với người không có kinh nghiệm về vải thì đây là phương pháp khá lý tưởng và khả năng nhận biết tốt hơn, có thể dễ dàng áp dụng

– Vải cotton: Khi sờ lên mặt vải thì có cảm giác khá mát tay, chất vải mềm, rất dễ nhăn. Nếu ta dùng lực kéo mảnh vải thì thấy vải có độ co giãn cao.

– Đối với vải PE: Ta không cảm giác mát tay khi sờ lên vải. Ít khi bị nhàu, dùng lực kéo mảnh vải thì thấy độ co giãn kém.

3.Kiểm tra bằng cách làm ướt vải

Một cách thức đơn giản có thể làm bởi người không chuyên nhưng ít được áp dụng trong thực tế. 

Kiểm tra tính háo nước của vải là cách làm khoa học để xem vải có thành phần cotton cao hay thấp. Vì chính sợi bông thiên nhiên trong thành phần vải cotton có tính háo nước rất cao nên vải cotton thường hút nước rất nhanh, do đó mà khi nhỏ nước lên mặt vải thì diện ướt mau chóng loang rộng diện tích ra xung quanh. Ngược lại với vải có thành phần PE cao, thì sợi vải có nguồn gốc nhân tạo từ than đá và dầu mỏ nên sợi vải sẽ không háo nước, do đó khi ta làm ướt vải bằng nước thì vải thấm nước chậm, diện ướt không lan rộng.

4.Phương pháp nhiệt học

Đây là cách đốt vải để kiểm tra, phương pháp chính xác nhất dùng để kiểm tra trong những trường hợp gặp khó khăn khi xác định. Vải càng có thành phần sợi bông cao thì bắt cháy càng mạnh, ngược lại vải có thành phần PE cao thì bắt lửa yếu

– Vải 100% cotton: Vải bắt lửa cháy rất nhanh khi đốt,  có mùi như giấy cháy, tro vải có màu xám, tan ra dễ dàng và không bị vón cục.

– Vải 65/35: Vải bắt lửa tốt, cháy nhanh, khi cháy có chút mùi nhựa, tro tan nhanh, ít bị vón cục.

– Vải 35/65: Bắt lửa khá kém, cháy chậm, có chút mùi nhựa tương đối rõ. Vải cháy xong bị vón thành cục nhỏ không tan hết.

– Vải PE: Bắt lửa kém nhất, cháy chậm, không cháy ngay mà xoắn vào thành cục và có mùi khét của cao su như khi đốt nhựa, ngọn lửa yếu dễ tắt. Vải cháy xong không có tàn tro mà mà vón thành cục, rất cứng, bóp không tan.

Trên đây là cách phân biệt vải từ cotton và vải PE thường dùng khi chọn vải may đồng phục tại Đồng Phục Queen. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn mẫu đồng phục đẹp nhất để đáp ứng tất cả nhu cầu may đồng phục của bạn nha.

Bài viết trước
Bài viết sau
Sản phẩm mới
Trousers
quần tây Nữ
Quần tây nữ